1. Lập kế hoạch và mục tiêu – đề ra các phương pháp tự học cụ thể:
Làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ bạn cũng cần phải có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. Để áp dụng các phương pháp tự học hiệu quả, bạn phải lên cho mình một kế hoạch học tập thật khoa học, xác định được khối kiến thức mà bạn cần phải trau dồi, phân bổ thời gian cho từng loại kiến thức cụ thể nếu bạn không muốn lãng phí thời gian cho một mớ kiến thức hỗn độn trong đầu.
2. Phương pháp đi kèm với sự kiên trì, nhẫn nại:
Việc học không đơn giản là việc ngồi vào bàn ghi ghi chép chép hay cầm quyển sách lên đọc. Để có được những kiến thức hay, bổ ích bạn phải có phương pháp học khoa học, tuy nhiên phương pháp học của mỗi người mỗi khác, đừng cố áp dụng phương pháp của người khác vào mình rồi ép bản thân phải làm được như vậy. Hãy tìm ra phương pháp phù hợp với bản thân để việc học không gây khó khăn và chán nản cho bạn. Hãy kiên trì và nhẫn nại thay đổi các phương pháp học nếu thấy không mang lại hiệu quả. Dần dần bạn sẽ tìm thấy phương pháp học đúng đắn và phù hợp với mình thôi.
3. Kỷ luật khi học:
Hãy luyện cho mình tính kỷ luật khi học. Khi học bạn hãy dành toàn bộ tâm trí, tập trung cao độ, không xao nhãng.Dù bạn sử dụng các phương pháp tự học hợp với bản thân mà không kỷ luật khi học thì mọi cố gắng cũng sẽ thành công cốc mà thôi. Ngoài ra, kỷ luật khi học cũng là cách tốt nhất để bạn rèn luyện tính kỹ luật cho bản thân mình sau này.
4. Tìm kiếm tài liệu:
Nếu đã nghe giáo viên giảng về vấn đề nào đó mà bạn quan tâm, hãy tìm kiếm tài liệu về vấn đề đó từ sách, báo, các trang mạng, bạn bè để hiểu sâu hơn về nó. Mặc dù không phải ai cũng có kỹ năng tìm kiếm tài liệu nhanh và chính xác, nhưng khi rèn luyện dần dần kỹ năng này của bạn cũng sẽ lên thôi. Việc này chỉ khó khi bạn mới bắt đầu, khi đã quen bạn sẽ dễ dàng tìm được các thông tin cần thiết để bổ sung thêm vào kho kiến thức của mình.
5. Tự kiểm tra kiến thức:
Không phải kiến thức của bạn lúc nào cũng được người khác kiểm tra, vì vậy để việc học đạt hiệu quả cao bạn phải biết cách tự kiểm tra kiến thức của mình bằng cách như: tự làm bài kiểm tra ngắn, liệt kê những nội dung chính, vẽ biểu đồ, bản đồ tư duy… Việc kiểm tra lại kiến thức cũng là cách bạn một lần nữa cũng cố lại những gì đã học được, những gì còn mơ hồ cần phải học thêm.
6. Học cách ghi nhớ:
Mỗi người sẽ có cách ghi nhớ khác nhau, có người sẽ viết lại nhiều lần ra giấy, liệt kê những nội dung chính, có người sẽ đọc thật to, có người chỉ đọc thầm… miễn sao có thể nhớ được kiến thức đó. Hãy thử tất cả những cách trên xem cách nào sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh nhất và hiệu quả nhất.
7. Chọn lọc thông tin, kiến thức:
Mỗi ngày bạn sẽ tiếp nhận rất nhiều thông tin, kiến thức khác nhau từ thầy cô, sách vở, các loại tài liệu tham khảo… Nếu không có kỹ năng chọn lọc thông tin, kiến thức sẽ khiến cho bạn bị nhấn chìm trong một mớ bong bong của quá nhiều kiến thức khác nhau. Hãy biết cách chọn lọc những thông tin, kiến thức quan trọng, cần thiết và ghi nhớ lại chúng. Đừng cố nhớ quá nhiều thứ hỗn độn trong đầu, điều đó sẽ khiến cho bạn cảm thấy việc học thật sự rất đáng sợ và tồi tệ.
8. Hiểu sâu và thường xuyên ôn lại:
Việc hiểu sâu những kiến thức sẽ giúp bạn luôn nhớ và biết cách áp dụng chúng vào từng hoàn cảnh như thế nào cho phù hợp. Ngoài ra bạn cũng cần thường xuyên ôn lại những gì đã học, nếu không những gì bạn đã học được sẽ dần bị lãng quên theo thời gian. Đừng chủ quan nghĩ rằng bạn vẫn nhớ như in những gì đã học được, nếu không bạn sẽ phải ân hận đấy.
Chúc các em học tốt! hãy cố gắng lên!
Nguồn tin: Ngọc Duyên - Nhân viên trường PTDTNT THCS & THPT Bảo Thắng:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn