“Trường là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em”
- Thứ sáu - 24/12/2021 09:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Trường là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em” - Đó là khẩu hiệu mà thầy trò trường PTDT Nội trú THCS&THPT Bảo Thắng luôn luôn tự hào về mái trường 23 năm xây dựng và trưởng thành. Với đặc thù của trường Dân tộc Nội trú, công tác chủ nhiệm lớp càng giữ vai trò quan trọng trong quá trình dạy học và giáo dục các con em dân tộc.
Mô hình nhà trường gồm hai cấp học: THCS và THPT- đó là con em đến từ các dân tộc ít người như: Mông, Dao, Tày, Nùng, La Chí, Hà Nhì… Vì vậy, việc xây dựng tình yêu thương, tình đoàn kết của đại gia đình Nội trú Bảo Thắng là công việc song hành với công tác dạy học và giáo dục của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Để thực hiện tốt công tác này, giáo viên chủ nhiệm lớp ( GVCN) phải thực sự là người cha, người mẹ thứ hai; phải yêu thương học sinh như con em trong gia đình.
Trước hết, GVCN phải nắm rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức của từng em học sinh; để từ đó xây dựng kế hoạch và sử dụng phương pháp giáo dục tác động thích hợp.
Hầu hết, các em học sinh xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh còn khó khăn; các em còn tự ti, rụt rè trong giao tiếp và nhận thức của các em còn hạn chế. Vì vậy, GVCN phải quan tâm, sát sao, hướng dẫn, chỉ bảo các em từ việc làm nhỏ nhất như: cách vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng ở, lớp học…
Để thực hiện tốt công tác này, giáo viên chủ nhiệm lớp ( GVCN) phải thực sự là người cha, người mẹ thứ hai; phải yêu thương học sinh như con em trong gia đình.
Trước hết, GVCN phải nắm rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức của từng em học sinh; để từ đó xây dựng kế hoạch và sử dụng phương pháp giáo dục tác động thích hợp.
Hầu hết, các em học sinh xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh còn khó khăn; các em còn tự ti, rụt rè trong giao tiếp và nhận thức của các em còn hạn chế. Vì vậy, GVCN phải quan tâm, sát sao, hướng dẫn, chỉ bảo các em từ việc làm nhỏ nhất như: cách vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng ở, lớp học…
Sống xa gia đình, các em không tránh khỏi tâm trạng nhớ nhà, GVCN phải hướng các em vào các hoạt động tích cực, rèn luyện năng lực và phẩm chất như: tự học, lao động, trồng rau, chơi thể dục thể thao, thành lập các câu lạc bộ múa hát, diễn kịch…
Bên cạnh những học sinh ngoan, chăm chỉ cá biệt vẫn có học sinh chưa ngoan, lười biếng; đòi hỏi GVCN phải có phương pháp giáo dục thích hợp để hướng học sinh cả lớp trở thành những con ngoan, trò giỏi. GVCN phải là người quan sát, theo dõi quá trình tiến bộ của các em để động viên, khích lệ kịp thời.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có tài quản lý lớp học, trợ giúp đắc lực cho GVCN.
Đó là hội đồng tự quản, được thành lập dựa trên tiêu chí phát triển hết khả năng của các em; tạo điều kiện để mỗi em đều có cơ hội đảm nhiệm vai trò của người lãnh đạo. GVCN phải luôn đảm bảo tính công bằng trong giáo dục, coi mỗi em học sinh đều bình đẳng như một cá thể phát triển độc lập, khách quan khi giao quyền hay phân nhiệm vụ.
Xây dựng môi trường sư phạm trong đơn vị lớp học vừa đoàn kết vừa dân chủ; tạo không khí cởi mở, thân thiện, hòa đồng với học sinh.
Trong các hoạt động, hội thi do nhà trường, các cấp tổ chức phát động, GVCN chỉ nên khuyến khích, gợi mở, tạo điều kiện để các em thỏa sức sáng tạo. GVCN không được áp đặt ý kiến chủ quan duy ý chí của cá nhân vào ý kiến của tập thể lớp mà phải tôn trọng ý kiến của mỗi em bằng cách động viên, khích lệ các em phát biểu ý kiến xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
GVCN là cầu nối giữa các em học sinh trong lớp với Ban giám hiệu, thầy cô giáo bộ môn và cán bộ nhân viên nhà trường.
Trước hết, GVCN phải là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo để tập thể lớp học tập noi theo. Vì mọi lí luận, học thuyết dù lớn lao, vĩ đại thế nào cũng không bằng một hành động, cử chỉ nhỏ của người cha, người mẹ trong gia đình. Bên cạnh đó, GVCN phải thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu, cán bộ nhân viên để nắm bắt tình hình học tập và rèn luyện; từ đó có các biện pháp giáo dục kịp thời thúc đẩy quá trình dạy học và giáo dục. Đồng thời, GVCN đại diện cho tập thể lớp trình bày nguyện vọng của các em học sinh với thầy cô trong trường.
Bên cạnh những học sinh ngoan, chăm chỉ cá biệt vẫn có học sinh chưa ngoan, lười biếng; đòi hỏi GVCN phải có phương pháp giáo dục thích hợp để hướng học sinh cả lớp trở thành những con ngoan, trò giỏi. GVCN phải là người quan sát, theo dõi quá trình tiến bộ của các em để động viên, khích lệ kịp thời.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có tài quản lý lớp học, trợ giúp đắc lực cho GVCN.
Đó là hội đồng tự quản, được thành lập dựa trên tiêu chí phát triển hết khả năng của các em; tạo điều kiện để mỗi em đều có cơ hội đảm nhiệm vai trò của người lãnh đạo. GVCN phải luôn đảm bảo tính công bằng trong giáo dục, coi mỗi em học sinh đều bình đẳng như một cá thể phát triển độc lập, khách quan khi giao quyền hay phân nhiệm vụ.
Xây dựng môi trường sư phạm trong đơn vị lớp học vừa đoàn kết vừa dân chủ; tạo không khí cởi mở, thân thiện, hòa đồng với học sinh.
Trong các hoạt động, hội thi do nhà trường, các cấp tổ chức phát động, GVCN chỉ nên khuyến khích, gợi mở, tạo điều kiện để các em thỏa sức sáng tạo. GVCN không được áp đặt ý kiến chủ quan duy ý chí của cá nhân vào ý kiến của tập thể lớp mà phải tôn trọng ý kiến của mỗi em bằng cách động viên, khích lệ các em phát biểu ý kiến xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
GVCN là cầu nối giữa các em học sinh trong lớp với Ban giám hiệu, thầy cô giáo bộ môn và cán bộ nhân viên nhà trường.
Trước hết, GVCN phải là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo để tập thể lớp học tập noi theo. Vì mọi lí luận, học thuyết dù lớn lao, vĩ đại thế nào cũng không bằng một hành động, cử chỉ nhỏ của người cha, người mẹ trong gia đình. Bên cạnh đó, GVCN phải thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu, cán bộ nhân viên để nắm bắt tình hình học tập và rèn luyện; từ đó có các biện pháp giáo dục kịp thời thúc đẩy quá trình dạy học và giáo dục. Đồng thời, GVCN đại diện cho tập thể lớp trình bày nguyện vọng của các em học sinh với thầy cô trong trường.
Trong công tác chủ nhiệm lớp, không thể thiếu vai trò của việc tổ chức các Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và trong môi trường nội trú thì nó càng được chú trọng.
Đó là tổ chức các hoạt động vui chơi, lao động, văn nghệ, thể dục thể thao, dã ngoại… phải mang tính tập thể, vừa khuyến khích các em thể hiện bản thân, thể hiện lòng tự tôn dân tộc trong tình đoàn kết các dân tộc anh em. Đặc biệt trong các ngày lễ tết, tổ chức các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về nét đẹp của các dân tộc qua trang phục, văn học, ẩm thực, trò chơi dân gian, nhạc cụ dân tộc…
Hằng năm, có lớp lớp học sinh tốt nghiệp và trưởng thành đã quay trở lại chung tay xây dựng quê nhà ngày càng văn minh, giàu đẹp. Đó là thành quả của quá trình dạy học - giáo dục nói chung và công tác chủ nhiệm nói riêng./.