Các ngôi nhà ngày nay thường rất ưa chuộng kiểu thiết kế giếng trời. Việc có giếng trời trong nhà cũng đem lại rất nhiều lợi ích. Hãy cùng tham khảo một số ưu điểm mà giếng trời lấy sáng mang lại nhé!
Những ngôi nhà ở thành thị chen chúc rất thích sở hữu giếng trời trong nhà. Có lẽ đây chính là cách mà họ tận hưởng những luồng không khí mát mẻ và ánh sáng tự nhiên. Tạm xa những xô bồ bên ngoài, giếng trời lợp tấm lấy sáng poly sẽ đem đến một nguồn sinh khí mới cho ngôi nhà.
Giếng trời thường được thiết kế bởi các kỹ sư chuyên nghiệp. Vì thế nó luôn được thiết kế mang đặc thù riêng nhằm đem lại một ánh sáng mềm mại nhất. Ngoài ra, việc sở hữu ánh sáng tự nhiên cũng giúp gia chủ tiết kiệm được năng lượng điện. Các khoản phí sẽ được giảm bớt nếu sử dụng ánh sáng và nhiệt độ bên ngoài.
Giếng trời hiện nay đã xuất hiện nhiều hơn trong các bản thiết kế nhà. Có lẽ đây chính là nét đặc biệt trong các ngôi nhà hiện đại. Việc sở hữu giếng trời làm ngôi nhà trở nên thoáng đãng. Các không gian mở được tận dụng tối đa giúp ngôi nhà trở thành một nơi nghỉ chân lý tưởng cho gia đình.
Hình 1: Các ưu điểm khi làm giếng trời lấy sáng là gì?
Nếu bạn đang muốn một không gian sống không bí bách, giếng trời sẽ là lựa chọn tốt. Các giếng trời lấy sáng còn đem lại nguồn không khí trong lành cho ngôi nhà. Không khí được len lỏi và vào nhà thông qua giếng trời. Vì thế mà những luồng khí được luân chuyển liên tục đem lại sự trong sạch.
Ánh sáng, không khí là những điều kiện đem lại sự hô hấp, sức khỏe cho con người. Người xưa quan niệm rằng các năng lượng tự nhiên giúp con người cân bằng. Việc xây dựng giếng trời cũng giúp không khí trong ngôi nhà thêm phần dồi dào. Vì thế mà sức khỏe gia chủ sẽ thêm phần thuận lợi. Tài lộc của gia đình cũng sẽ được tăng lên nhiều hơn nếu xây dựng giếng trời.
Dưới đây là quy trình thi công và lắp đặt giếng trời lấy sáng.
Bước đầu tiên của công đoạn làm giếng trời chắc chắn không thể bỏ qua việc xác định vị trí. Đây là công đoạn được thực hiện bởi những người có chuyên môn. Các kiến trúc sư sẽ khảo sát vị trí và các kích thước ngôi nhà của bạn. Vị trí đặt giếng phải là nơi có luồng gió không quá mạnh và ánh sáng hài hòa.
Vị trí giữa nhà luôn được cân nhắc lựa chọn để cân bằng các yếu tố thẩm mỹ và khoa học. Sau khi xác định, các quyết định này nên được trình bày lên bản vẽ ngôi nhà. Người lên thiết kế phải tính toán cẩn thận để tránh các trường hợp rủi ro dẫn đến tháo dỡ.
Tấm nhựa lấy sáng thường được ưu tiên sử dụng đến từ nhựa polycarbonate. Các tấm nhựa được lắp đặt bằng vít và đinh cố định. Tấm lợp lấy sáng rỗng ruột hay đặc ruột đều có đặc tính của nhựa vì thế người thi công phải chú ý đến độ co dãn. Kích thước của lỗ khoan tấm nhựa nên lệch khoảng 1.5 - 2.2 mm để trừ trường hợp giãn nở.
Vòng đệm chính là vật cản xung quanh giếng trời. Các khung này được sử dụng để bảo vệ an toàn cho giếng trời. Sau khi đã lắp đặt, bạn nên vệ sinh sạch sẽ tấm nhựa và xung quanh đỉnh giếng.
Hình 2: Tìm hiểu quy trình làm giếng trời lấy sáng
Việc thi công giếng trời lấy sáng là một trong những nghiệp vụ đơn giản. Tuy nhiên để tránh sự sai sót không đáng có, bạn nên tìm hiểu kỹ. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những lưu ý đặc biệt khi làm giếng trời sau đây.
Đây chính là bước đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình làm giếng. Công trình sẽ phải dừng lại nếu bạn tính toán sai kích thước thi công. Quá trình cắt tấm nhựa lấy sáng phải được thực hiện bởi dụng cụ chuyên nghiệp. Hãy đo và cắt và chính xác để đảm bảo sự vừa vặn của giếng trời.
Rất nhiều người thi công giếng trời thường rất chủ quan bước này. Việc làm giếng trời đồng nghĩa với việc ngôi nhà sẽ tiếp xúc trực tiếp với các ảnh hưởng thiên nhiên. Sau khi lắp đặt, bạn nên sử dụng chất liệu thép hoặc sắt để che chắn bảo vệ giếng. Đây là những chất liệu bền và liên kết. Các khung chắn này sẽ giúp ngôi nhà tránh được sử ảnh hưởng của mưa, gió.
Thân giếng trời chính là phần tường giữa trong nhà được thông bởi giếng. Giếng được thiết kế cơ bản có hình ống và truyền đi âm thanh. Vì thế các âm thanh sẽ truyền to và xa hơn khi ngôi nhà có các vách tường phẳng. Gia chủ nên cân nhắc thiết kế các bức tường nhám hoặc gồ ghề để tiêu hao âm thanh tối đa.
Hình 3: Một số lưu ý khi thi công giếng trời lấy sáng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn