Tiếp đó là các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc. Đầu tiên là trò chơi ném còn. Ngay từ trước khi diễn ra chuyên đề, các em học sinh khéo tay đã chuẩn bị những quả còn với nhiều múi vải màu xanh đỏ, sặc sỡ được ghép nối với nhau. Quả còn tung lên mang ý nghĩa tượng trưng cho mọi việc buồn, ốm đau, mọi việc xấu sẽ được rũ sạch, thay vào đó là sự ấm no, hạnh phúc. Nếu ném trúng vòng tròn và xuyên thủng làm rơi giấy là âm, dương giao hoà, cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu. Trò chơi ném còn được các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh tham gia rất nhiệt tình. Nhiều quả còn đã tung lên cùng với những tiếng hò reo cổ vũ sôi nổi. Trò chơi ném còn đã gợi lại giá trị văn hóa dân tộc truyền thống của cha ông trong lòng các em. Nhiều học sinh rất tự hào khi được thể hiện tài năng ném còn của mình.
Cùng với trò chơi ném còn, chuyên đề “ Giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc” còn đưa các thầy cô giáo, các em học sinh trở về với điệu múa xòe, múa sạp dân gian độc đáo. Những điệu múa này đã mang lại một không khí vui nhộn cho mái trường nội trú Bảo Thắng. Điệu múa sạp vừa mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Bắc vừa chứa đựng bên trong đó tình cảm, cốt cách, tâm hồn con người.
Kết thúc chuyên đề, đồng chí Phùng Minh Thái-hiệu trưởng nhà trường đã có những lời phát biểu, căn dặn các em học sinh về nghỉ Tết vui chơi lành mạnh, giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc mình và chấp hành tốt luật an toàn giao thông, không tàng trữ các chất cháy nổ, phòng chống dịch covid. Buổi chuyên đề “ Giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc” của tổ Khoa học xã hội rất có ý nghĩa. Qua chuyên đề, các thầy cô
giáo và các em học sinh đã có một buổi trải nghiệm bổ ích. Mỗi thầy cô giáo và các em học sinh không chỉ được sống lại không gian văn hóa của dân tộc mà còn phát triển được năng lực của bản thân, tạo tình thầy trò thân thiện.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn