Vận dụng STEM, STEAM vào dạy học dự án tại trường PTDT Nội trú THCS&THPT Bảo Thắng

Thứ hai - 18/01/2021 20:38
Nhiều năm học gần đây, hoạt động giáo dục của Trường PTDT Nội trú THCS&THPT Bảo Thắng đã bước đầu tiếp cận với những yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tăng cường sự tham gia, phát triển năng lực cá nhân của học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình Sách giáo khoa
Vận dụng STEM, STEAM vào dạy học dự án  tại trường PTDT Nội trú THCS&THPT Bảo Thắng
Nhiều năm học gần đây, hoạt động giáo dục của Trường PTDT Nội trú THCS&THPT Bảo Thắng đã bước đầu tiếp cận với những yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tăng cường sự tham gia, phát triển năng lực cá nhân của học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình Sách giáo khoa. Trong đó xây dựng chủ đề dạy học theo mô hình giáo dục STEM vào kế hoạch giáo dục nhà trường. Đặc biệt, vận dụng STEM, STEAM vào dạy học dự án tại nhà trường đã bước đầu thu được những kết quả khả quan cũng như đúc rút được những kinh nghiệm dạy học dự án STEM nhất định.
Dạy học STEM là một trong những hoạt động trong khuôn khổ của hoạt động giáo dục trải nghiệm. Qua đó rèn luyện cho học sinh những kỹ năng các môn khoa học; kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm hay kỹ năng làm việc hợp tác, giao tiếp. Với cách dạy học tích hợp liên môn này, kiến thức học các môn STEM chắc chắn; khả năng sáng tạo, tư duy logic; hiệu suất học tập và làm việc vượt trội; có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn. Học thông qua thực hành và thông qua hoạt động dưới dạng các trò chơi làm tăng sự hứng thú và không hề gây cảm giác nặng nề, quá tải đối với học sinh. 
Dạy học tích hợp, lồng ghép liên môn của STEM:  Những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, lồng ghép và bổ trợ cho nhau. Dạy học STEM, học sinh được thực hành thông qua các dự án STEM. Dự án STEM trong dạy học là một phương pháp nhằm tạo cơ hội cho học sinh tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập khác nhau và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Dự án ở đây là một bài tập tình huống, một chủ đề mà người học phải giải quyết bằng các kiến thức STEM. Hoạt động trong Dự án gồm các hoạt động học tập và được tham gia của cả nhóm học sinh. Hoạt động trải nghiệm thông qua hình thức dạy học dự án STEM nhấn mạnh tới sự huy động tổng hợp các kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau, hướng dẫn học sinh áp dụng để giải quyết vấn đề thực tế đời sống nảy sinh trong nhà trường hay xã hội.
Tóm lại, bản chất của dạy học STEM là: học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn; vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những vấn đề thực tiễn; vừa học vừa chơi, chính là hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
 
Về phương pháp dạy học dự án: Là phương pháp dạy học, trong đó dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự xác định chủ đề làm việc, thống nhất nội dung làm việc, tự lập kế hoạch và tiến hành công việc để dẫn đến kết quả có ý nghĩa. Kết quả đạt được khi sử dụng phương pháp dạy học này thường là các nhóm học sinh tạo ra sản phẩm thực tế để trình bày, báo cáo.
Về bản chất, Phương pháp dạy học dự án là một phương pháp trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được học sinh thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện dự án.
Đặc điểm của dạy học dự án, có thể tóm tắt như sau: Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trong cuộc sống==> giáo viên ( định hướng; đưa ra yêu cầu, nhiệm vụ; tư vấn, giúp đỡ)==> học sinh (lựa chọn; triển khai; phát huy hứng thú + khả năng sáng tạo, tinh thần hợp tác, tính trách nhiệm)==> thực hiện chủ đề dự án==> đưa ra sản phẩm của dự án==> viết báo cáo thu hoạch+ trình bày pano, apphich.
Quy trình thực hiện dạy học dự án, tóm tắt gồm các bước như sau:
(1) Xác định mục đích của dự án==> (2) Lập kế hoạch==> (3) Thực hiện kế hoạch==> (4) Kiểm tra, điều chỉnh==> (5) Đánh giá kết quả==> (6) Rút kinh nghiệm.
Kế hoạch thực hiện bất kỳ một dự án, cần lập được một số nội dung như sau:
1

Sau đây là ví dụ minh họa về vận dụng STEM, STEAM trong quá trình dạy học dự án:
 
Tên dự án Vận dụng STEM, STEAM
Dự án 1: Nâng cao ý thức phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn và chung tay chống rác thải nhựa Thông qua thực hiện dự án bảo vệ môi trường, học sinh được tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo như: phỏng vấn, điều tra thu thập thông tin; tổ chức, trưng bày gian hàng; kêu gọi, vận động; sáng tạo đồ handmade...
Qua dạy học dự án, học sinh được vận dụng các kiến thức liên môn đã học vào để thực hành, trải nghiệm nhiều hoạt động đa dạng và phong phú.
Cụ thể là vận dụng kiến thức Sinh học, Hóa- Lý, Toán học, Kỹ năng sống, Kỹ thuật, công nghệ vào một số hoạt động của dự án như:
 
1) Phân tích lượng rác thải rắn sinh hoạt thải ra trong ngày==> ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sinh vật và cuộc sống con người (những độc tố trong rác thải rắn trong đó có rác thải nhựa==> ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người...)
2) nhận biết, phân loại rác thải (vô cơ- hữu cơ): dựa vào đặc điểm vật lý, hóa-sinh, sự phân hủy của rác thải.
3) ủ rác thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ bằng công nghệ lên men vi sinh (áp dụng Hóa-Sinh-Công nghệ)
4) tái chế rác thải vô cơ thành đồ vật có ích: sáng tạo đồ dùng học tập, trang trí cảnh quan trường lớp (vận dụng môn Toán, Kỹ thuật, Hóa-Sinh.
Về Kỹ năng
- phương pháp thực hiện dự án;
- phương pháp thảo luận và làm việc nhóm;
- cách xây dựng kế hoạch, thực hiện và điều chỉnh kế hoạch;
- phương pháp thu thập thông tin, thống kê và xử lý số liệu;
- kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn, điều tra thông tin;
- phương pháp thuyết trình, thuyết phục đám đông; kỹ năng vẽ, trang trí và làm đồ handmade;
Sản phẩm:
- Quy trình nhận biết và phân loại rác thải vô cơ với rác thải hữu cơ.
- Quy trình ủ rác thải hữu cơ bằng công nghệ lên men vi sinh thành phân bón hữu cơ.
Dự án 2: Nâng cao ý thức đọc sách thông qua mô hình thành lập Câu lạc bộ đọc sách trong trường học Thông qua thành lập và sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách I AND WE, học sinh được tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo như: kể chuyện, diễn kịch, vẽ tranh theo sách( trải nghiệm sân khấu hóa một số tác phẩm văn học); tóm tắt nội dung sách bằng sơ đồ tư duy; xếp sách nghệ thuật; nói chuyện chuyên đề ( tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng đọc sách, chất lượng giờ tự học, chất lượng thảo luận nhóm); kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thảo luận về ý nghĩa bài học của những câu chuyện giáo dục.
Qua mô hình câu lạc bộ đọc sách, học sinh được vận dụng các kiến thức liên môn đã học vào để thực hành, trải nghiệm sinh hoạt câu lạc bộ. Đó là kiến thức Văn học, Làm văn, Mỹ thuật, Toán học, Kỹ năng sống, Kỹ thuật công nghệ. Cụ thể:
 
1) tóm tắt nội dung sách bằng sơ đồ tư duy (vận dụng môn Toán, Mỹ thuật để vẽ và trang trí, tô màu cho sơ đồ)
2) trải nghiệm sân khấu hóa một số tác phẩm văn học (vận dụng kiến thức của Văn, Sử, Âm nhạc, Mỹ thuật)
3) xếp sách nghệ thuật theo chủ đề (Kỹ thuật- Công nghệ, Mỹ thuật, Văn- Sử)
 
Về Kỹ năng
- phương pháp thực hiện dự án;
- phương pháp thảo luận và làm việc nhóm;
- cách xây dựng kế hoạch, thực hiện và điều chỉnh kế hoạch;
- phương pháp thu thập thông tin, thống kê và xử lý số liệu;
- kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn, điều tra thông tin;
- phương pháp thuyết trình, thuyết phục đám đông;
- kỹ năng bọc bìa và cắt dán; giữ gìn quyển sách được như mới.
- kỹ năng tóm tắt nội dung quyển sách bằng sơ đồ tư duy, kỹ năng xếp sách nghệ thuật
 
Sản phẩm:
- Quy trình tổ chức thành lập và tổ chức các nội dung sinh hoạt của câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường.

1) Một số hình ảnh hoạt động của Dự án Nâng cao ý thức phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn và chung tay chống rác thải nhựa.
2
 
3
 
4
 
5
 
6
 
7


2) Một số hình ảnh hoạt động của Dự án Câu lạc bộ đọc sách
 
8
 
9
 
10
 
11
 
12

Nguồn tin: Tác giả: Trương Thị Duyên - Văn thư trường PTDTNT THCS & THPT Bảo Thắng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  LIÊN KẾT GIÁO DỤC

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập40
  • Hôm nay4,214
  • Tháng hiện tại27,689
  • Tổng lượt truy cập1,946,713
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây