Sinh hoạt chuyên đề: Giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc việt

Thứ bảy - 27/02/2021 08:53
Thực hiện kế hoạch số 03/ KH-TCM về tổ chức các chuyên đề dạy học của Tổ Khoa học xã hội năm học 2020-2021. Căn cứ kế hoạch giáo dục bộ môn Lịch sử và Giáo dục công dân cấp THPT. Được sự nhất trí của Ban lãnh đạo trường PTDTNT THCS&THPT huyện Bảo Thắng, chiều ngày 3/2/2021 vào lúc 14h30 phút, tổ Khoa học xã hội trường PTDTNT THCS&THPT huyện Bảo Thắng đã tổ chức chuyên đề “ Giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc”.

Mục đích của chuyên đề nhằm giáo dục cho học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số. Từng bước hình thành ở học sinh lòng tự hào, tự tôn dân tộc và có thái độ tự tin khi giới thiệu những giá trị văn hóa của dân tộc mình với các dân tộc khác. Tạo dựng cho học sinh môi trường học tập và sinh hoạt đậm đà bản sắc dân tộc, tạo ra sân chơi lành mạnh vui vẻ, phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh dân tộc phù hợp với môi trường sống, môi trường học tập, với đặc điểm của từng vùng miền. Đồng thời bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa và truyền thống của dân tộc, góp phần xóa bỏ các tập tục lạc hậu, cổ hủ.
Tham dự chuyên đề “ Giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc” của tổ KHXH có thầy giáo Phùng Minh Thái, hiệu trưởng nhà trường. Cô giáo Phùng Thị Thu Hiền và cô giáo Trần Thị Phương Lan phó hiệu trưởng nhà trường cùng toàn thể các thầy, cô giáo và 490 học sinh trong nhà trường.
Mở đầu chuyên đề là các tiết mục văn nghệ chào mừng mang đậm nét đẹp văn hóa dân tộc do các em học sinh trong nhà trường thể hiện. Tiết mục múa Sênh tiền do các em học sinh khối 11 và bài hát Then “Lập Xuân” do bạn Phương Uyên lớp 9B thể hiện đã để lại những ấn tượng rất sâu sắc trong lòng các thầy cô và các bạn học sinh.
 
 
Dai dien

Tiếp đó là các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc. Đầu tiên là trò chơi ném còn. Ngay từ trước khi diễn ra chuyên đề, các em học sinh khéo tay đã chuẩn bị những quả còn với nhiều múi vải màu xanh đỏ, sặc sỡ được ghép nối với nhau. Quả còn tung lên mang ý nghĩa tượng trưng cho mọi việc buồn, ốm đau, mọi việc xấu sẽ được rũ sạch, thay vào đó là sự ấm no, hạnh phúc. Nếu ném trúng vòng tròn và xuyên thủng làm rơi giấy là âm, dương giao hoà, cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu. Trò chơi ném còn được các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh tham gia rất nhiệt tình. Nhiều quả còn đã tung lên cùng với những tiếng hò reo cổ vũ sôi nổi. Trò chơi ném còn đã gợi lại giá trị văn hóa dân tộc truyền thống của cha ông trong lòng các em. Nhiều học sinh rất tự hào khi được thể hiện tài năng ném còn của mình.
 

2

Cùng với trò chơi ném còn, chuyên đề “ Giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc” còn đưa các thầy cô giáo, các em học sinh trở về với điệu múa xòe, múa sạp dân gian độc đáo. Những điệu múa này đã mang lại một không khí vui nhộn cho mái trường nội trú Bảo Thắng. Điệu múa sạp vừa mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Bắc vừa chứa đựng bên trong đó tình cảm, cốt cách, tâm hồn con người.
 

3

 

4


Kết thúc chuyên đề, đồng chí Phùng Minh Thái-hiệu trưởng nhà trường đã có những lời phát biểu, căn dặn các em học sinh về nghỉ Tết vui chơi lành mạnh, giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc mình và chấp hành tốt luật an toàn giao thông, không tàng trữ các chất cháy nổ, phòng chống dịch covid. Buổi chuyên đề “ Giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc” của tổ Khoa học xã hội rất có ý nghĩa. Qua chuyên đề, các thầy cô
giáo và các em học sinh đã có một buổi trải nghiệm bổ ích. Mỗi thầy cô giáo và các em học sinh không chỉ được sống lại không gian văn hóa của dân tộc mà còn phát triển được năng lực của bản thân, tạo tình thầy trò thân thiện.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  LIÊN KẾT GIÁO DỤC

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập108
  • Hôm nay1,946
  • Tháng hiện tại32,126
  • Tổng lượt truy cập1,993,357
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây